top of page
Tìm kiếm
Ảnh của tác giảSocial Tomato

8 kỹ năng phiên dịch tiếng Hàn không thể thiếu [Cập nhật]

Cùng với sự phát triển và mở rộng nền kinh tế, nhu cầu tìm kiếm phiên dịch viên tiếng Hàn ngày càng nhiều. Bên cạnh việc thông thạo ngôn ngữ tiếng Hàn thì phiên dịch viên cần sở hữu những kỹ năng phiên dịch tiếng Hàn cần thiết khác. Cùng tìm hiểu những kỹ năng này ngay sau đây.

Kỹ năng phiên dịch tiếng Hàn – Nắm chắc từ vựng


Tất nhiên, để trở thành một phiên dịch viên tiếng Hàn thì thông thạo tiếng Hàn là yếu tố cần đầu tiên. Phiên dịch viên cần tích lũy vốn từ vựng phong phú để có thể phiên dịch nghĩa tiếng Hàn Quốc nhanh và chuẩn xác.

Tiếng Hàn là một ngôn ngữ biệt lập và ngữ pháp hoàn toàn khác với tiếng Trung. Nhưng do mối quan hệ lịch sử lâu đời và bị ảnh hưởng bởi văn hóa Hán nên có tới 60% từ vựng tiếng Hàn có nguồn gốc từ tiếng Trung. Số còn lại, khoảng 35% hoàn toàn là từ vựng thuần Hàn và 5% từ vựng là vay mượn từ nhiều ngôn ngữ khác như Anh, Nhật,…

Trau dồi vốn từ vựng tiếng Hàn phong phú sẽ hỗ trợ thông dịch viên tăng khả nghe hiểu, tốc độ và khả năng phiên dịch cũng tăng lên đáng kể.

Kỹ năng phiên dịch tiếng Hàn – Thành thạo ngữ pháp


Ngữ pháp là một phần không thể thiếu ở bất cứ ngôn ngữ nào. Về cơ bản, khi nắm chắc ngữ pháp tiếng Hàn, bạn sẽ hiểu đúng người bản xứ muốn nói gì. Thiếu ngữ pháp, bạn sẽ không thể hiểu hết hoặc hiểu sai nghĩa của người đối thoại. Chính vì thế, khi phiên dịch viên thực hiện chuyển ngữ mà không nói đúng ngữ pháp cũng khiến người nghe hoặc là không hiểu hết ý nghĩa câu nói hoặc là bị hiểu nhầm sang ý khác.

Tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Việt đều là ngôn ngữ SVO (subject – verb – object) với thứ tự thành phần trong câu là chủ ngữ – động từ – tân ngữ. Trong khi đó, tiếng Hàn lại là ngôn ngữ SOV (subject – object – verb), nghĩa là chủ ngữ – tân ngữ – động từ, động từ luôn đứng sau tân ngữ và là thành phần cuối cùng trong câu.

Chính vì thế, ngoài nắm chắc từ vựng người phiên dịch viên cần thành thạo ngữ pháp. Có như thể mới có thể phiên dịch nhanh chóng, đúng ngữ nghĩa nội dung muốn truyền đạt.

Kỹ năng phiên dịch tiếng Hàn – Giao tiếp tự tin


Với một phiên dịch viên tiếng Hàn thì kỹ năng giao tiếp là yếu tố vô cùng quan trọng. Kỹ năng này giúp phiên dịch viên có thể truyền đạt ý muốn nói một cách lưu loát, hạn chế mắc các lỗi giao tiếp. Đồng thời, tránh được sự ấp úng khiến cho người nghe cảm thấy khó chịu và không chuyên nghiệp.

Hãy tưởng tượng, nếu bạn hiểu rõ nội dung mà người nói muốn truyền tải nhưng lại không thể diễn đạt lưu loát thì sẽ là một khuyết điểm lớn. Lúc này, người nghe sẽ không thể hiểu rõ nội dung mà người nói muốn thể hiện. Điều này cũng có nghĩa là công việc phiên dịch tiếng Hàn thất bại.

Kỹ năng phiên dịch tiếng Hàn – Thông thạo tiếng Việt

Nghe có vẻ lạ nhưng nó lại vô cùng hợp lý. Bởi công việc phiên dịch tiếng Hàn sang tiếng Việt đòi hỏi phải thành thạo cả hai ngôn ngữ này. Nếu chỉ thông thạo một trong hai thì quá trình phiên dịch sẽ vô cùng khó khăn.

Việc am hiểu tiếng mẹ đẻ có vai trò quan trọng với người làm nghề phiên dịch. Phiên dịch viên phải sử dụng nhuần nhuyễn tiếng mẹ đẻ để phiên dịch chuẩn xác. Phiên dịch viên cần linh hoạt trong quá trình phiên dịch, không nhất thiết phải dịch cụ thể từng từ từng câu mà cần diễn đạt súc tích, ngắn gọn cho phù hợp.

Kỹ năng phiên dịch tiếng Hàn – Cập nhật kiến thức xã hội


Phiên dịch viên tiếng Hàn không chỉ phải am hiểu kiến thức chuyên môn về dịch thuật mà còn cần cập nhật kiến thức xã hội sâu rộng. Bởi quá trình trao đổi thường không chỉ diễn ra trong một lĩnh vực mà đôi khi đó là sự kết hợp của nhiều ngành nghề khác nhau. Thông dịch viên càng linh hoạt thì quá trình phiên dịch tiếng Hàn sẽ càng thuận lợi và trôi chảy hơn.

Để nâng cao kiến thức xã hội, bạn có thể tìm hiểu về văn hóa, truyền thống các quốc gia qua tài sách báo, phim ảnh và cả qua người bản xứ.

Kỹ năng phiên dịch tiếng Hàn – Thấu hiểu về các nền văn hóa


Mỗi quốc gia sẽ có ngôn ngữ và nền văn hóa riêng. Do đó, người phiên dịch cần có sự hiểu biết về các nền văn hóa của 2 quốc gia mà mình cần phiên dịch. Đây cũng là một kỹ năng cần có của phiên dịch viên. Bởi người phiên dịch đóng vai trò kết nối và truyền đạt thông điệp giữa những người có nền văn hóa khác nhau.

Kỹ năng này rất quan trọng với cả phiên dịch viên tiếng Hàn. Vì thế, hãy luôn dành thời gian để tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau để truyền đạt chuẩn xác nội dung của người nói.

Kỹ năng phiên dịch tiếng Hàn – Quản lý cảm xúc


Vì bản chất của phiên dịch là ngành nghề làm trong nhiều môi trường khác nhau nên cần người làm nghề cần phải biết cách quản lý cảm xúc của mình. Ví dụ như khi phiên dịch trong môi trường đặc thù và tiếp xúc với các tình huống như tranh luận, xét xử tòa án, cấp cứu, tử vong, … Lúc này người phiên dịch cần biết cách quản lý cảm xúc, giữ vững lý trí để thực hiện tốt công việc phiên dịch của mình.

Kỹ năng phiên dịch tiếng Hàn – Sắp xếp, tổ chức công việc


Đây là kỹ năng mà bất cứ ngành nghề nào cũng cần, trong đó có nghề phiên dịch. Phiên dịch viên hoạt động theo cá nhân hoặc đội nhóm thì đều cần xác định được công việc nào là quan trọng. Từ đó sắp xếp thứ tự ưu tiên và tổ chức công việc một cách hợp lý cho cá nhân, đội nhóm và tập thể.

Một số kinh nghiệm phiên dịch tiếng Hàn hiệu quả

Để trở thành phiên dịch viên tiếng Hàn giỏi thì ngoài rèn luyện những kỹ năng phiên dịch tiếng Hàn trên thì cần tích lũy nhiều kinh nghiệm phiên dịch. Dưới đây là một số kinh nghiệm phiên dịch tiếng Hàn hiệu quả.

Nắm rõ bảng chữ cái tiếng Hàn và phát âm chuẩn

Việc phát âm không chuẩn không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng chuyển ngữ, khiến người nghe khó nghe, khó hiểu mà còn khiến phiên dịch viên khi nghe ngôn ngữ nguồn cũng rất khó khăn. Hãy luôn nhớ trước khi muốn nói hay thì hãy học cách nói chính xác.

Việc thường xuyên tiếp xúc với người bản xứ cũng giúp ích rất nhiều cho thông dịch viên trong việc phát âm chuẩn và sử dụng câu từ một cách chính xác và phù hợp hơn.

Thường xuyên thực hành phiên dịch

Một phiên dịch giỏi không chỉ học trong sách vở mà cần phải có nhiều trải nghiệm. Thực hành phiên dịch trực tiếp, phiên dịch online hay tham gia các sự kiện, buổi phiên dịch lớn nhỏ là cách để tiếp cận nhiều khách hàng, luyện tập kỹ năng nói, dịch, giao tiếp,…. Điều này sẽ giúp tích lũy được nhiều kinh nghiệm phiên dịch trong thực tiễn và rèn luyện thêm các kỹ năng mềm.

Tốc ký và ghi chép thông tin quan trọng khi nghe

Việc tốc ký và ghi chép của phiên dịch giúp lưu giữ và thể hiện được những nội dung cốt lõi lời nói của diễn giả. Thông thường là các ký hiệu, biểu tượng, từ khóa, hình vẽ,… để ghi nhớ nhanh chóng ý tác giả muốn truyền tải và diễn đạt lại theo cách của mình. Điều này giúp đảm bảo được nội dung phiên dịch khi diễn giả nói 1 đoạn dài mà não bộ không thể ghi nhớ hết được.

Đọc, nghe, trao đổi nội dung trước khi vào buổi phiên dịch

Trước khi buổi phiên dịch diễn ra, phiên dịch viên cần đọc, nghe và trao đổi với khách hàng những nội dung phiên dịch cơ bản. Điều này giúp việc phiên dịch được diễn ra thuận lợi hơn, quá trình phiên dịch không bị gián đoạn. Đây cũng chính là kinh nghiệm giúp phiên dịch viên thành công trong công việc.

Kiểm soát giọng điệu và sử dụng biểu cảm phù hợp

Trong phiên dịch, rất quan trọng giọng điệu và biểu cảm của người phiên dịch. Các phiên dịch viên có kinh nghiệm dày dặn rất biết cách kiểm soát giọng điệu và biểu cảm trên khuôn mặt phù hợp với nội dung dịch thuật và thái độ của người nói. Đây là một trong những kinh nghiệm phiên dịch rất ít người chia sẻ.

Tiếng Hàn đang dần trở thành ngôn ngữ mà nhiều doanh nghiệp, công ty, tổ chức cần có những phiên dịch viên chuyên nghiệp. Để trở thành một phiên dịch viên tiếng Hàn giỏi không phải là điều dễ dàng, đặc biệt cần nắm vững các kỹ năng phiên dịch tiếng Hàn. Nếu bạn đang cần một phiên dịch viên tiếng Hàn chất lượng thì hãy liên hệ ngay với Tomato Media, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ cho dự án của bạn với những thông dịch viên tiếng Hàn trình độ cao, tác phong chuyên nghiệp.

Những câu hỏi thường gặp về kỹ năng phiên dịch tiếng Hàn

Phiên dịch tiếng Hàn cần Topik mấy?

Phiên dịch tiếng Hàn cần Topik mấy sẽ liên quan đến nội dung của sự kiện:

  • Sự kiện giao tiếp thông thường: Topik 3,4 trở lên

  • Sự kiện giao tiếp chuyên ngành cơ bản (báo chí, giáo dục đào tạo,…): Topik 4 trở lên

  • Sự kiện giao tiếp chuyên ngành khó, chuyên sâu (CNTT, y tế dược phẩm, ô tô, kỹ thuật,…): Topik 6

Thông dịch viên tiếng Hàn là gì?

Thông dịch viên/Phiên dịch viên tiếng Hàn dịch tiếng Hàn Quốc sang ngôn ngữ khác hoặc ngược lại. Nhiệm vụ và trách nhiệm của một thông dịch viên tiếng Hàn có thể bao gồm phiên dịch tiếng Hàn tại các hội nghị, cuộc họp,… trong chuyên ngành pháp lý, y tế, khách sạn, bảo hiểm hoặc tài chính,…

1 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Commentaires


Bài đăng: Blog2_Post
bottom of page